您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Nhận định, soi kèo Abha vs Al
NEWS2025-02-01 21:47:43【Công nghệ】3人已围观
简介 Pha lê - 28/01/2025 09:08 Nhận định bóng đá g window 11window 11、、
很赞哦!(58457)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Banfield vs Newell's Old Boys, 6h00 ngày 28/1: Phong độ đang lên
- 4 phim Việt dự LHP quốc tế Singapore 2024
- Vợ có nhà riêng nhưng không muốn cho em gái chồng ở nhờ
- Ly kỳ chuyện dát vàng lâu đài của đại gia Hà Nội
- Nhận định, soi kèo Havadar SC vs Zob Ahan Esfahan, 19h30 ngày 27/1: Chủ nhà chìm sâu
- Trang Trần: ‘Có chồng đi ngoại tình, việc đầu tiên phải vỗ tay!’
- Quà tặng Valentine ý nghĩa dành tặng vợ, chồng
- Tâm sự của cô gái yêu đơn phương bạn thân suốt 6 năm
- Nhận định, soi kèo Tottenham vs Leicester, 21h00 ngày 26/1: Cơ hội cho Gà trống
- FAPTV đạt nút kim cương youtube đầu tiên tại Việt Nam, sở hữu 4 tỷ lượt xem
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Venezia vs Hellas Verona, 0h30 ngày 28/1
Lời chúc Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 hay và ý nghĩa
Tết Nguyên đán là dịp để cả nhà sum vầy bên nhau, cùng ăn một bữa cơm và dành cho nhau những lời chúc hay, ý nghĩa để cả năm vui vẻ, hạnh phúc.
">Lời chúc mừng năm mới hài hước cho bạn bè, đồng nghiệp
Vương quốc Bhutan nằm kề bên dãy núi Himalaya, là đất nước nhỏ bé với dân số chỉ 716 nghìn người, trong đó 72% diện tích đất được bao phủ bởi rừng.
Quốc gia nhỏ nhất thế giới nhưng luôn thu hút du khách nhờ những điều này
Đến thăm Vatican là một trong giấc mơ của nhiều người yêu thích du lịch. Đây là quốc gia nhỏ nhất trên thế giới nên tất cả các điểm tham quan đều nằm khá gần nhau.
">Những điều khiến bạn phải sửng sốt về đất nước hạnh phúc nhất thế giới
Nguyễn Hoàng Dương là thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2024. Những năm cấp 1, 2, Hoàng Dương luôn là học sinh đứng đầu huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và được vinh danh học sinh tiêu biểu của tỉnh. Có bố mẹ đều là giáo viên THPT, Dương cảm thấy bản thân may mắn vì cả hai luôn cho em lời khuyên hoặc định hướng khi cần thiết.
Đến năm cấp 3, Dương quyết định lên Hà Nội theo học tại Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành. Như “cá gặp nước”, ngôi trường này đã giúp em phát triển tối đa những điều vốn là thế mạnh.
Dương được bầu làm Phó Bí thư Đoàn Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành vào năm lớp 11, trực tiếp phụ trách nhiều hoạt động của trường như hỗ trợ trong các dịp trao đổi du học sinh với các trường ở Nhật Bản, Singapore, châu Phi hay tham gia các dự án thiện nguyện quyên góp xây trường tại Hà Giang… Nam sinh cũng liên tục đứng đầu toàn khối trong suốt 3 năm THPT, xét dựa trên điểm tổng kết.
Là người năng động và yêu thích các hoạt động Đoàn hội, vì thế dù đã trúng tuyển sớm vào ĐH Bách khoa Hà Nội thông qua phương thức xét tuyển tài năng (là thí sinh cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia), nhưng cảm thấy “nếu sau này làm việc trong khối kỹ thuật sẽ không phù hợp”, Dương vẫn quyết định chuyển sang theo học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Giữ nguyên tắc giống như khi còn học THPT, ngay từ những ngày đầu tiên bước chân vào trường, Hoàng Dương đã chia thời gian theo công thức: 30% dành cho học tập và nghiên cứu khoa học, 30% cho hoạt động ngoại khóa, 30% đi làm và 10% là giải trí.
“Với việc học, em thường khá nghiêm túc. Trước khi học kiến thức mới, em sẽ xem trước các nội dung mình sắp học. Đến lớp em cũng tích cực phát biểu. Phần nào không hiểu, em sẽ hỏi lại giảng viên ngay. Những điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế để tuân thủ và nghiêm túc thực hiện không dễ dàng. Ngoài ra, việc tập trung vào bài giảng ngay trên lớp cũng giúp việc ôn thi trở nên nhẹ nhàng hơn”, Hoàng Dương chia sẻ.
Việc tư duy nhanh và logic cũng là một lợi thế khiến Dương không mất quá nhiều thời gian cho việc học trên sách vở, lý thuyết. Vì thế, thời gian còn lại, Dương thường tìm hiểu và mở rộng hiểu biết về lĩnh vực thông qua tài liệu, sách báo.
“Ngành Kinh doanh quốc tế vốn thiên về quản trị thực chiến, do đó cần nắm được cách xử lý thông qua các tình huống cụ thể. Khi tìm hiểu một vấn đề hay môn học nào đó, em thường tìm đọc các thông tin xung quanh”.
Đọc báo cũng là một thói quen được Hoàng Dương duy trì từ năm lớp 6. Nam sinh cho rằng, các kiến thức xã hội và hiểu biết về những biến động của xã hội, dù làm ngành nghề gì chăng nữa, vẫn luôn quan trọng. Việc học cũng là động lực giúp Dương mong muốn tìm hiểu tất cả mọi thứ xung quanh.
Cũng nhờ việc học tập có kế hoạch và tiếp thu nhanh, Hoàng Dương hoàn thành chương trình học chỉ trong 3 năm. Nam sinh cũng đạt tổng điểm tuyệt đối 4.0/4.0, trong đó có 41/44 môn A+; 3 môn còn lại đạt A. Hầu hết các môn lý luận chính trị Dương đều giành điểm tuyệt đối như: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngoài việc học, Hoàng Dương còn dành thời gian tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ năm Nhất. Dương cũng có một số công bố quốc tế liên quan đến lĩnh vực Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế, Năng lực cạnh tranh, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp…
Trong 3 năm học tập tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, điều khiến Dương tự hào nhất là danh hiệu Sinh viên tiêu biểu cấp trường em nhận được vào năm 3. Hàng năm, nhà trường sẽ xét chọn 10 trong số 25.000 sinh viên để vinh danh.
Để nhận được danh hiệu này, ứng viên phải trải qua 3 vòng xét gồm cấp cơ sở, cấp đoàn trường và cấp hội đồng trường/Ban giám hiệu/Đảng uỷ. Thành tích của sinh viên được xét trên 3 mặt gồm học tập và nghiên cứu khoa học; hoạt động ngoại khóa; giải thưởng cá nhân.
Là chủ nhiệm câu lạc bộ Phong cách sinh viên trực thuộc Đoàn trường, từng giành giải Nhì cuộc thi Olympic Mác – Lênin và một số giải sinh viên, đạt những thành tích xuất sắc trong học tập… Hoàng Dương trở thành người trẻ nhất nhận được danh hiệu này trong năm ấy.
“Đây là một dấu ấn khiến em thấy vui và tự hào về những điều mình nỗ lực trong suốt thời gian qua”, Dương nói.
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, đánh giá Nguyễn Hoàng Dương là một trường hợp “hiếm” của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
“Những ngày đầu gặp Dương, tôi thấy em nhanh nhẹn, sáng sủa nên gợi ý em nên tham gia nghiên cứu khoa học. Ban đầu là tình cờ, nhưng sau 4-5 tháng được hướng dẫn, Dương tự tìm tòi và vươn lên.
Dương say mê, nỗ lực, kiên trì, biết phương pháp nghiên cứu của một bài báo ở góc độ kinh tế, kinh doanh, sử dụng được các phần mềm xử lý thông tin hiệu quả và biết cách làm việc nhóm. Số lượng nghiên cứu khoa học Dương hoàn thành trong quãng thời gian đại học là rất hiếm đối với một sinh viên”, PGS Lạng nói.
Hoàn thành chương trình sớm 1 năm, Dương không có “khoảng nghỉ” mà tập trung đi làm ngay. Hiện tại, Dương đang phụ trách lĩnh vực Kinh doanh quốc tế trong một công ty năng lượng. Mong muốn của Dương tiếp tục học cao hơn trong 2-3 năm tới và trở thành nhà quản lý trong lĩnh vực Kinh doanh quốc tế.
Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷLà một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).">Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, đạt điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân
Soi kèo phạt góc Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01
Bánh dây Bồng Sơn là món ăn dân dã mang hương vị đặc biệt. Bánh dây Bồng Sơn là món ăn dân dã, đã có từ lâu đời ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) với cách chế biến rất đặc biệt và cũng rất kỳ công, mang lại hương vị riêng rất khó quên cho ai từng một lần thưởng thức.
Thoạt nhìn các công đoạn làm bánh dây có vẻ đơn giản, nhưng để bánh thơm, dai. Đặc biệt là bánh có màu vàng nhạt không phải dùng bột màu là điều không dễ dàng và rất kỳ công.
Những người làm bánh dây lâu năm ở Bồng Sơn cho biết, để bánh ngon thì phải dùng gạo lúa cũ, tức gạo xay từ lúa được thu hoạch từ nhiều tháng trước. Với loại gạo này, sợi bánh sẽ có độ dẻo, dai đặc trưng.
Công đoạn làm bánh khá kỳ công, gạo đem ngâm nước sạch rồi phơi cho khô, sau đó ngâm với nước tro củi khoảng 6 tiếng. Lưu ý phải là tro củi lọc sạch để không dễ lẫn tạp chất. Nhờ nước tro mà bánh dây mới có màu vàng đặc trưng cũng như độ dai mà không phải dùng hàn the và để được lâu hơn.
Tiếp theo, gạo sau khi ngâm nước tro sẽ được đem xay thành bột và hấp chín. Đặc biệt, trong quá trình hấp, người làm phải liên tục dùng tay khuấy để bột chín đều, không bị cháy khét.
Khi bột chín đều và ráo nước thì đem ra nhào bột thật dẻo mịn, rồi cắt thành miếng nhỏ cho vào khuôn ép thành những vỉ bánh gồm nhiều sợi bún nhỏ. Những vỉ bánh này lại được đem đi hấp cách thủy cho chín đều. Lúc này, sợi bún có màu vàng nhạt tự nhiên và đẹp mắt. Vì vậy, người dân địa phương còn gọi bánh dây là bún nước tro.
Bánh dây Bồng Sơn ăn hơi dai, vị thơm giòn của đậu phộng được ăn kèm với rau sống. Nước chấm được pha chế từ nước mắm, các gia vị như ớt, chanh, tỏi cộng thêm chút đường tạo nên vị ngọt thanh.
Và tôi đã nghe “quảng cáo” nhiều lần về đặc sản bánh dây Bồng Sơn, nhưng chưa có dịp thưởng thức. Sau nhiều lần lỡ hẹn, tôi được anh bạn “thổ địa” ở Bồng Sơn mời gọi: “ăn cho biết bánh dây Bồng Sơn”. Quả thật không quá khi nói rằng, ai đó đã từng ăn bánh dây thì sẽ còn ghé lại Bồng Sơn để tận hưởng hết sự tuyệt vời đặc sản ở xứ võ Bình Định nói chung và xứ dừa Hoài Nhơn nói riêng.
Làm bánh tráng nướng ngon như ở Đà Lạt tại nhà
Với nguyên liệu đơn giản và công thức siêu dễ, bạn hoàn toàn có thể trổ tài làm món 'pizza Việt Nam' nổi tiếng của Đà Lạt (Lâm Đồng) tại nhà.
">Về xứ võ đừng quên thưởng thức đặc sản bánh dây Bồng Sơn
Ảnh: Y.T. Ngày 27/12 âm lịch, công ty tôi cho nhân viên nghỉ Tết. Tôi dự tính, chiều hôm đó sẽ đi mua ít bánh kẹo, đồ dùng, quần áo cho các cháu rồi về nhà chị gái đón giao thừa. Dù cái Tết đầu tiên xa nhà nhưng tôi vui vì có nhiều thời gian chơi với cháu lớn, được chăm chị mấy ngày trong bệnh viện khi chị sinh.
Có một điều làm tôi băn khoăn là việc anh rể khi biết tôi về nhà anh ăn Tết và chăm chị gái sinh đã liên tục nhắn tin. Nội dung tin nhắn anh gửi rất mùi mẫn, gợi cảm và kiểu như thổ lộ tình cảm. Có khi anh nhắn tâm sự đang buồn, muốn giải quyết nhu cầu vì không thể gần vợ đang mang bầu. Anh nhắn rất liên tục. Đã nhiều lần tôi nhắn cảnh cáo anh, nhưng anh không dừng lại, thậm chí còn nhắn thô tục hơn.
Tôi đã có bạn trai. Hai chúng tôi dự định ăn Tết xong sẽ làm đám cưới. Vì không muốn bạn trai biết chuyện nên khi có tin nhắn của anh rể, tôi đã xóa hết.
Bây giờ, tôi có nên nói chuyện của anh rể cho chị gái và bố mẹ, ông bà thông gia biết thì có nên không. Tôi phải làm thế nào để có một cái Tết trọn vẹn và yên tâm chăm chị sinh. Thật sự, tôi không muốn chị gái phải buồn, vì chị sắp sinh và chăm con nhỏ rồi. Mong mọi người giúp tôi gỡ chuyện khó giải quyết này. Tôi xin cảm ơn.
Gần Tết, chồng thú nhận mất 2 tỷ vào tay người tình 47 tuổi
Sau 4 năm ở xứ người, tôi về nhà vào đúng dịp cuối năm. Cứ tưởng, Tết này nhà tôi vui lắm, nào ngờ...
">Chưa về nhà chị gái ăn Tết, tôi đã bị anh rể nhắn tin tâm sự
- Quán huyết chưng nằm trên vỉa hè cách chợ Thủ Dầu Một không xa, đối diện bến đò Bạch Đằng (P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương). Quán đơn giản, chỉ là một chiếc xe đẩy. Trên đó có chiếc thau lớn đậy nắp. Dưới thau, trong thùng xe là bếp lò rực lửa.
Trong thau, huyết và lòng heo đầy ắp tỏa ra mùi thơm. Bên cạnh thau huyết, một chồng bát, những lọ gia vị, chiếc thau nhỏ đựng hành và một thùng giữ nhiệt chứa đầy nước lèo đã nêm nếm đủ gia vị.
Chị Loan luôn nở nụ cười. Chị chủ quán, Nguyễn Thị Thanh Loan, 32 tuổi múc một miếng huyết cho vào tô. Xong, một tay cầm kéo một tay cầm kẹp, chị cắt nhỏ từng miếng lòng cho khách. Chị làm không ngơi tay nhưng lúc nào trên môi chị cũng nở nụ cười: 'Anh ăn gì, em lấy cho'. 'Chị thích thứ nào cho em biết em làm cho chị'.
Tô huyết múc xong, chồng chị - anh Trần Phương Thanh, 34 tuổi, bỏ hành, thêm chút ớt, tiêu rồi bưng ra bàn cho khách.
Một tô huyết chưng gồm huyết và lòng heo. Khách càng lúc càng đông. Chỉ mới hơn 6 giờ sáng mà trong thau chỉ còn nước, vài miếng huyết và một chút lòng. 'Chỉ còn chừng 5 tô nữa thôi chú ơi', chị nói với chúng tôi. 'Khách của con nhiều người thấy thương lắm. Có người từ Thủ Đức, Quận 2 (TP.HCM), có người từ Bến Cát, Biên Hòa lặn lội tìm đến. Đa số những vị khách này đều gọi điện đặt hàng trước. Họ đến, ăn tại chỗ rồi mua thêm mang về nhà'.
Đôi vợ chồng từ Thủ Đức tìm đến. Người chồng cho biết, cả hai đi từ lúc 5h sáng nhưng đến nơi đã sắp hết.
Những tô cuối cùng đã được mang ra cho khách. Anh Thanh bắt đầu thu dọn. Chị Loan gom lại những lọ gia vị. Các khách đến trễ đều quay xe trở về sau khi nghe câu nói của chị: 'Hết rồi anh ơi. Mai anh đến sớm chút nghen'.
Đông khách nhưng không dám phát triển
Quán huyết chưng vỉa hè của vợ chồng chị Loan, anh Thanh chỉ mới bán chưa được 2 năm. Trước đây cũng tại địa điểm này đã có 2 người phụ nữ đứng bán. Họ là mẹ chồng, con dâu bán được hơn 30 năm và đã nghỉ cách nay 3 năm do tuổi già sức yếu.
Chị Loan từng là công nhân tại KCN Việt Hương trong suốt 11 năm. Thu nhập không đủ trang trải, chị nghỉ việc định về bán chè. Người anh của chị, là công nhân trong lò mổ khuyên chị nên bán món huyết chưng. Tất cả nguyên liệu anh cung cấp với đảm bảo là nguyên liệu sạch.
Chị mày mò, tìm tòi tự chế biến ra món ăn này mà không qua học hỏi bất cứ ai. Chị Loan cho biết trong món huyết chưng của chị ngoài huyết là nguyên liệu chính, phần còn lại là lòng heo gồm cật, phèo, bong bóng, lá mía, và óc... Riêng bao tử, tim, gan có giá đắt nên chỉ ai đặt chị mới làm. Tất cả những nguyên liệu ấy chị ướp gia vị rồi nấu theo dạng phá lấu.
Nhiều khách phải chờ mới mua được hàng. Mỗi ngày, vợ chồng chị thức dậy lúc 2h sáng vào lò lấy lòng và huyết rồi ra chợ mua thêm phụ liệu. Về đến nhà lúc 3h, hai vợ chồng bắt tay vào chế biến đến 4h30 thì đưa lên xe đẩy ra bán.
'Khách càng lúc càng đông. Những ngày đầu tụi con bán đến 8 - 9 giờ sáng. Rồi sau đó là 7 giờ và nay thì chú thấy đó, mới 6 giờ sáng đã hết. Cũng nhờ bán như thế mà kinh tế gia đình con đỡ hơn trước rất nhiều', chị nói.
'Khách đông, chị có muốn phát triển công viêc kinh doanh của mình không?'. 'Dạ không chú ơi. Chú phải biết làm nghề này quan trọng nhất là vệ sinh nguyên liệu. Lòng và huyết heo phải tự tay anh con cung cấp con mới dám làm. Mua ở thị trường con không tin và con cũng chỉ làm bấy nhiêu thôi', chị trải lòng với chúng tôi ...
Ông chủ 27 tuổi mở quán bánh 0 đồng, nhận 200 nụ cười mỗi ngày
Cảm được nỗi khó nhọc của những cảnh đời khó khăn, anh Đào Văn Vĩnh (27 tuổi) đã mở quán 'Bánh mì 0 đồng' để chia sẻ bớt nhọc nhằn, mưu sinh.
">Người Sài Gòn dậy từ mờ sáng, đi chục km để ăn món đặc biệt